Học gì để trở thành một chuyên gia SEO

Với lợi ích vô tận mà SEO mang lại cho các doanh nghiệp thì ngày nay SEO là một ngành công nghiệp khá nóng bỏng, nó đã và đang tiếp tục lôi cuốn rất nhiều các cá nhân, tập thể đặc biệt là với gần như tất cả các lĩnh vực liên quan tới kinh doanh vào với vòng xoáy của nó.

Với danh nghĩa là chuyên gia SEO của VietMoz cùng với mong muốn được đào tạo ra những con người có được khả năng làm việc hiệu quả, cống hiến vì xã hội, đặt lợi ích của mình phía sau sự thỏa mãn của cộng đồng người dùng. Tôi xin được chia sẻ quan điểm của mình tới các bạn học viên và những người có xu hướng muốn học SEO, có mong muốn trở thành một chuyên gia SEO thực thụ.

Trước tiên, tôi muốn dành cho bạn một vài câu hỏi khi bạn là người đang có ý định học SEO, muốn được đào tạo SEO:

  1. Bạn đã xác định vì sao mình học SEO?
  2. Trong thâm tâm bạn có thực sự yêu thích SEO?
  3. Khi đã biết SEO thì mục tiêu bạn muốn đạt đến là gì?

Trên đây là một vài câu hỏi trong số hệ thống các câu hỏi khảo sát mà tôi thường đặt ra cho các học viên của mình trước khi bắt tay vào việc đào tạo cho họ, tôi luôn mong muốn một điều là mình đào tạo ra những SEOer chân chính, những người hướng tới một chuyên gia chứ không đào tạo ra những người làm ra những điều vô giá trị cho cộng đồng cũng như lừa gạt bộ máy tìm kiếm, các Spammer.

Trên website SEOmoz.com, một trong những website về SEO nổi tiếng nhất thế giới hiện nay, Rand Fishkin (CEO & Co-Founder) có đưa ra bài viết nói về các cấp bậc của những người làm SEO. Tôi xin trích dẫn bài dịch tiếng Việt của anh babywolf về các cấp bậc của SEOer để các bạn tiện theo dõi:

Level 1: Bối rối (Confused)

Ở level này giống như bạn chưa biết được các thủ thuật SEO và các kiến thức SEO. Bạn chỉ mới biết về SEO từ việc nghe những người khác nói về nó một cách rất chung chung theo kiểu “SEO là thủ thuật để tối ưu hóa website nhằm đưa website lên bộ máy tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing…”.

Ngoài ra, bạn cũng không biết được rằng mình cần phải làm gì để website của mình có thứ hạng cao trên Google. Những kiến thức cơ bản như thẻ meta hay thẻ title và các thẻ html sẽ gây cho bạn những thắc mắc nên ứng dụng nó như thế nào.

Khi đó bạn sẽ lên mạng tìm hiểu và gặp những lời quảng cáo như việc trả tiền để submit vào các bộ máy tìm kiếm và xem đó là lời khuyên tốt nhất. Trước đây khi tư vấn SEO cho khách hàng cũng gặp nhiều khách hàng hiểu SEO như thế này, đối với họ SEO chỉ đơn giản là việc submit vào các bộ máy tìm kiếm và gõ tên miền của mình thì thấy mình nằm top Google là đủ.

Level 2: Tìm hiểu về SEO (Learning)

Ở level này bạn vẫn chưa biết nhiều về SEO và bạn đi tham dự các hội nghị về SEO hay các cuộc offline của các nhóm SEO. Ở Việt Nam mình so với nước ngoài hơi khác chút, theo lời dịch của tôi từ nguyên văn của Rand Fishkin đây là những người lần đầu tiên tham dự SES (Search Engine Strategy conference). Đây là những hội nghị chuyên đề về việc marketing qua các cỗ máy tìm kiếm và SEO. Thông thường những đối tượng ở level này sẽ hay dùng Google Adwords hay mua quảng cáo của Yahoo nhưng cũng không mấy quan tâm lắm.

Level 3: Bắt đầu học SEO (Novice)

Ở level này bạn bắt đầu đọc các tài liệu về SEO cơ bản, tuy nhiên nếu bạn quan tâm và nghiêm túc hơn thì các tài liệu này cũng đủ giúp bạn đạt level 4 kế tiếp. Người ở level này sẽ biết được những yếu tố cơ bản như clean URL (những URL được rewrite gọn gàng, clean URL chưa hẳn là Friendly URL), liên kết nội bộ, thẻ tiêu đề là những yếu tố ảnh hưởng đến việc xếp hạng trên các cỗ máy tìm kiếm.

Ngoài ra, người ở level này hiểu được cơ bản yếu tố liên kết (links) ảnh hưởng đến thứ hạng. Cũng vì vậy mà những bạn ở level này hay bị mắc kẹt với việc dùng Google PageRank Toolbar làm một đơn vị đo lường chính. Cái này tôi thấy khá nhiều người làm SEO ở Việt Nam hiện nay cũng đang mắc phải. Xem ra người ở level này có lẽ khá nhiều.

Level 4: Người mới làm SEO (SEO newbie)

Tôi tạm dịch level này là Người mới làm SEO, lúc này có thể nói bạn đã bắt đầu gia nhập vào làng SEO. Ở level này bạn là người đã bắt đầu có những kiến thức sâu hơn và thu thập được kinh nghiệm về làm SEO. Bạn bắt đầu biết được tầm quan trọng của meta description như thế nào, biết cách tối ưu hóa một website thân thiện với với các bộ máy tìm kiếm. Bạn có thể biết được rằng những liên kết nào tốt hay xấu trong SEO, những yếu tố cơ bản về xếp hạng các website ở các từ khóa có cạnh tranh thấp, và bạn đã bắt đầu có thể đạt được thành tựu trong việc làm SEO với những từ khóa dễ, ít cạnh tranh…

Level 5: Người làm SEO chuyên nghiệp (SEO Professional)

Ở level này bạn bắt đầu có đủ kiến thức để có thể hỗ trợ và phân tích giúp người khác ở nhiều khía cạnh. Có kỹ năng phân tích từ khóa tốt hơn và bấy giờ việc này đối với bạn như là một công việc khá đơn giản, bạn có một nền tảng tốt đủ để cạnh tranh ở các từ khóa có thể được xem là khó. Theo lời dịch của tôi từ nguyên văn của Rand Fishkin thì 301 redirect lúc này sẽ là người bạn mới tốt nhất của bạn. Người ở level này đủ khả năng để sửa chữa được các lỗi gặp phải trong SEO. Nhìn chung ở level này bạn đã có thể được xem là những đối thủ đáng gờm của các level cao hơn, bởi vì việc đạt được thành tích cụ thể nào đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Level 6: Chuyên gia SEO (Master SEO)

Người ở level này có kiến thức về SEO rộng và dày dặn kinh nghiệm, bạn đọc trung bình từ 10 đến 20 bài viết về SEO mỗi ngày. SEO lúc này giống như cuộc sống của bạn, bạn nhận biết được những thay đổi của các bộ máy tìm kiếm về thuật toán ảnh hưởng như thế nào hay những hình thức SPAM nào vẫn còn hiệu quả đối với bộ máy tìm kiếm. Bạn dễ dàng khắc phục được các hình phạt của các bộ máy tìm kiếm và các vấn đề khó khăn khác. Đối với các lĩnh vực hay làm SEO với các từ khóa ít cạnh tranh bạn sẽ thống trị được khá dễ dàng.

Level 7: Dark Lord of Search

Cái chữ Dark Lord of Search này tôi tạm dịch cho phù hợp với Việt Nam theo cách nôm na gọi là “những ông trùm về SEO” cho dễ hiểu. Người ở level này được Rand Fishkin xếp vào khá ít, tóm lại là những người có tiếng tăm hay là những người lão làng trong cộng đồng SEO. Người ở level này thường hay có blog cá nhân riêng của mình và thường là những chuyên gia hay diễn thuyết trong các hội nghị về SEO. Những người này biết được chính xác việc đặt link ở đâu là tốt nhất hay tạo ra những trang web đủ sức tạo nên một nguồn dư luận, và có đủ mối quan hệ để thực hiện hầu như bất kỳ chiến dịch nào (tất nhiên là trong trường hợp giả định họ có đủ động lực và tiềm lực tài chính để thực hiện).

Level 8: Johns, Naylor, Boser & Ballie

Đây là 4 người duy nhất mà Rand Fishkin xếp vào level 8, tạm xem là đẳng cấp ngoại hạng (ít nhất là tính đến thời điểm mà Rand Fishkin viết bài này vào 08/2006).

Theo Rand Fishkin thì những người này không chỉ có kiến thức sâu rộng về các bộ máy tìm kiếm mà đối với họ việc lập trình, marketing hay làm kinh doanh là nắm vững trong lòng bàn tay. Bạn chỉ cần đưa ra cho họ một vấn đề nào đó họ sẽ cung cấp cho bạn ngay hàng chục giải pháp và những vấn đề bạn đang mắc phải mà chưa hề nghĩ đến. Họ có thể optimize vài website trong lĩnh vực nào đó với thứ hạng cao. Nhìn chung họ được Rand Fishkin xem là những người good nhất trong lĩnh vực này.

Thực ra với SEO mà nói thì không có một quy tắc cụ thể và chính xác nào cho việc xác định cấp bậc trong SEO, tuy nhiên trong bài viết của Rand thì có thể gom lại thành các nhóm chung chung, những cấp bậc được đưa ra ở đây có thể không phù hợp với quan điểm của bạn nhưng cũng phần nào định hình được các cấp bậc của những người làm SEO trong một mức độ nào đó.

Trong số các cấp bậc trên, bạn có thể định vị để biết được mình đang nằm ở cấp bậc nào? Kế tiếp bạn xem xét những cấp bậc tiếp theo cần những tiêu chí hay yếu tố nào để xây dựng những chiến lược phù hợp để đạt tới nó? Bạn hãy phấn đấu và rèn luyện bản thân.

Ngoài ra, có khả năng bạn đang nằm ở cấp bậc nào đó nhưng lại thiếu một vài tiêu chí ở level thấp hơn. Như vậy có nghĩa là bạn cũng cần phải bổ sung các kiến thức để phù hợp đạt được level đó. Bởi vì một khi bạn bị hổng những kiến thức nền tảng cũng là một khó khăn không nhỏ hay sẽ tốn thời gian hơn để bạn đi tiếp được các level tiếp theo.

Add Comment