Quên 5G đi, Trung Quốc đang phát triển 6G rồi… nhưng để làm gì?

Với 6G, bạn có thể xem các nội dung thực tại ảo (VR) và tải 100 bộ phim chỉ trong một phút. Nhưng phải đến tận năm 2030 chúng ta mới có thể sử dụng công nghệ này.

Người tiêu dùng vẫn chưa thể mua điện thoại 5G. Nhưng Trung Quốc đã bắt đầu nói về thế hệ tiếp theo: 6G.

Su Xin, trưởng nhóm phát triển công nghệ 5G tại Bộ Công nghệ Thông tin và Công nghiệp Trung Quốc, cho biết Trung Quốc sẽ bắt đầu nghiên cứu về 6G trong năm nay. Quốc gia này lần đầu xem xét 6G hồi tháng 3, và là một trong những quốc gia đầu tiên làm điều đó.

Su cho biết quá trình phát triển 6G thực sự sẽ chính thức bắt đầu vào năm 2020, nhưng phải đợi đến tận năm…2030 công nghệ này mới có thể được sử dụng cho mục đích thương mại.

5G cho đến nay được chào đón như một công nghệ mang tính đột phá, không chỉ bởi nó hứa hẹn sẽ mang lại tốc độ kết nối Internet di động cực nhanh, mà nó còn cho phép chúng ta kết nối với các loại máy móc – như các món phụ kiện công nghệ, máy móc công nghiệp, và các phương tiện giao thông tự động hoá.

Vậy 6G sẽ mang lại điều gì mà 5G không thể, đặc biệt đối với những người dùng thông thường như chúng ta?

Đầu tiên, nó sẽ giúp tốc độ Internet di động đạt mức 1 TB/giây. Có nghĩa là bạn sẽ có thể tải về khoảng 100 bộ phim chỉ trong chưa đầy một giây (các nhà nghiên cứu tại Đại học Surrey, Vương quốc Anh, đã đạt được kết quả này với 5G, nhưng chỉ trong điều kiện phòng thí nghiệm mà thôi).

Tất nhiên, năm 2030 vẫn còn rất xa, do đó những ứng dụng thực sự của công nghệ này có lẽ sẽ rất khó để hình dung ra. Theo như một lãnh đạo của Verizon là Andrea Caldini chỉ ra tại MWC năm nay, thì chẳng ai nghĩ đến Snapchat khi phát triển 4G – chính sự nhảy vọt về tốc độ từ 3G lên 4G đã tạo điều kiện cho ứng dụng này xuất hiện và phát triển mạnh mẽ.

 

Theo Su, 6G có thể kết nối các thiết bị của chúng ta hiệu quả hơn so với 5G, mở rộng tầm phủ sóng của Internet đến những khu vực rộng lớn hơn nhiều.

5G có 3 kịch bản áp dụng: băng thông lớn, độ trễ thấp, và kết nối rộng – tôi nghĩ 6G có thể đạt được mức độ ứng dụng tốt hơn trong cả 3 kịch bản” – Su nói, nhấn mạnh rằng 6G có thể tăng tốc độ truyền tải đến hơn 10 lần – “Nó có thể cách mạng hoá cấu trúc của toàn bộ các hệ thống mạng có dây và không dây”.

Nếu những điều đó nghe thật mơ hồ đối với bạn, đó là bởi vẫn chưa có định nghĩa nào dành cho công nghệ này. Và theo những người trong ngành công nghiệp, vẫn còn quá sớm để nói về 6G. Phải mất đến 10 năm chúng ta mới phát triển được những bộ quy chuẩn của 5G, và dù quá trình triển khai thương mại sẽ diễn ra trong năm nay, vẫn còn rất nhiều thứ liên quan 5G chưa được giải quyết đầy đủ. Vậy thì 6G liệu có phải là quá viễn vông?

Roberto Saracco, Giáo sư tại Đại học Trento, tin rằng 5G vẫn là những hứa hẹn mơ hồ mà sẽ mất nhiều thời gian – có lẽ là 10 năm – mới thực hiện hoàn chỉnh được. Nói về kết nối thế hệ tiếp theo, Saracco nói rằng “thị trường sẽ cần đến 6G ngay khi 5G được triển khai“. Các nhà nghiên cứu sẽ cần một thuật ngữ để diễn tả sự khác thường của thứ họ đang phát triển, hoặc đưa những công nghệ không phù hợp với bộ quy chuẩn 5G vào một “chiếc hộp” khác chờ ngày khai phá.

Tuy nhiên, sự mơ hồ của thuật ngữ này không thể ngăn cản các quốc gia bắt tay vào nghiên cứu khải niệm 6G. Đại học Oulu của Phần Lan đã mở một chương trình nghiên cứu 6G gọi là 6Genesis. Bên cạnh những cụm từ đậm tính tương lai như “interoperability sensing based ops” và “intelligent personal edge”, một trong những ứng dụng được đề cập đến trên trang web của họ là “AR/VR không dây” – dù đây có lẽ là một ứng dụng của 5G khi mà theo “trùm” Tencent là Pony Ma thì 5G có thể giúp hãng tạo ra một ứng dụng WeChat VR.

phút. Nhưng phải đến tận năm 2030 chúng ta mới có thể sử dụng công nghệ này.

Người tiêu dùng vẫn chưa thể mua điện thoại 5G. Nhưng Trung Quốc đã bắt đầu nói về thế hệ tiếp theo: 6G.

Su Xin, trưởng nhóm phát triển công nghệ 5G tại Bộ Công nghệ Thông tin và Công nghiệp Trung Quốc, cho biết Trung Quốc sẽ bắt đầu nghiên cứu về 6G trong năm nay. Quốc gia này lần đầu xem xét 6G hồi tháng 3, và là một trong những quốc gia đầu tiên làm điều đó.

Su cho biết quá trình phát triển 6G thực sự sẽ chính thức bắt đầu vào năm 2020, nhưng phải đợi đến tận năm…2030 công nghệ này mới có thể được sử dụng cho mục đích thương mại.

5G cho đến nay được chào đón như một công nghệ mang tính đột phá, không chỉ bởi nó hứa hẹn sẽ mang lại tốc độ kết nối Internet di động cực nhanh, mà nó còn cho phép chúng ta kết nối với các loại máy móc – như các món phụ kiện công nghệ, máy móc công nghiệp, và các phương tiện giao thông tự động hoá.

Vậy 6G sẽ mang lại điều gì mà 5G không thể, đặc biệt đối với những người dùng thông thường như chúng ta?

Đầu tiên, nó sẽ giúp tốc độ Internet di động đạt mức 1 TB/giây. Có nghĩa là bạn sẽ có thể tải về khoảng 100 bộ phim chỉ trong chưa đầy một giây (các nhà nghiên cứu tại Đại học Surrey, Vương quốc Anh, đã đạt được kết quả này với 5G, nhưng chỉ trong điều kiện phòng thí nghiệm mà thôi).

Tất nhiên, năm 2030 vẫn còn rất xa, do đó những ứng dụng thực sự của công nghệ này có lẽ sẽ rất khó để hình dung ra. Theo như một lãnh đạo của Verizon là Andrea Caldini chỉ ra tại MWC năm nay, thì chẳng ai nghĩ đến Snapchat khi phát triển 4G – chính sự nhảy vọt về tốc độ từ 3G lên 4G đã tạo điều kiện cho ứng dụng này xuất hiện và phát triển mạnh mẽ.

 

Theo Su, 6G có thể kết nối các thiết bị của chúng ta hiệu quả hơn so với 5G, mở rộng tầm phủ sóng của Internet đến những khu vực rộng lớn hơn nhiều.

5G có 3 kịch bản áp dụng: băng thông lớn, độ trễ thấp, và kết nối rộng – tôi nghĩ 6G có thể đạt được mức độ ứng dụng tốt hơn trong cả 3 kịch bản” – Su nói, nhấn mạnh rằng 6G có thể tăng tốc độ truyền tải đến hơn 10 lần – “Nó có thể cách mạng hoá cấu trúc của toàn bộ các hệ thống mạng có dây và không dây”.

Nếu những điều đó nghe thật mơ hồ đối với bạn, đó là bởi vẫn chưa có định nghĩa nào dành cho công nghệ này. Và theo những người trong ngành công nghiệp, vẫn còn quá sớm để nói về 6G. Phải mất đến 10 năm chúng ta mới phát triển được những bộ quy chuẩn của 5G, và dù quá trình triển khai thương mại sẽ diễn ra trong năm nay, vẫn còn rất nhiều thứ liên quan 5G chưa được giải quyết đầy đủ. Vậy thì 6G liệu có phải là quá viễn vông?

Roberto Saracco, Giáo sư tại Đại học Trento, tin rằng 5G vẫn là những hứa hẹn mơ hồ mà sẽ mất nhiều thời gian – có lẽ là 10 năm – mới thực hiện hoàn chỉnh được. Nói về kết nối thế hệ tiếp theo, Saracco nói rằng “thị trường sẽ cần đến 6G ngay khi 5G được triển khai“. Các nhà nghiên cứu sẽ cần một thuật ngữ để diễn tả sự khác thường của thứ họ đang phát triển, hoặc đưa những công nghệ không phù hợp với bộ quy chuẩn 5G vào một “chiếc hộp” khác chờ ngày khai phá.

Tuy nhiên, sự mơ hồ của thuật ngữ này không thể ngăn cản các quốc gia bắt tay vào nghiên cứu khải niệm 6G. Đại học Oulu của Phần Lan đã mở một chương trình nghiên cứu 6G gọi là 6Genesis. Bên cạnh những cụm từ đậm tính tương lai như “interoperability sensing based ops” và “intelligent personal edge”, một trong những ứng dụng được đề cập đến trên trang web của họ là “AR/VR không dây” – dù đây có lẽ là một ứng dụng của 5G khi mà theo “trùm” Tencent là Pony Ma thì 5G có thể giúp hãng tạo ra một ứng dụng WeChat VR.

Quên 5G đi, Trung Quốc đang phát triển 6G rồi... nhưng để làm gì? - Ảnh 1.

Việc Trung Quốc theo đuổi 6G còn là một cách để quốc gia này khoe mẽ những tiến bộ về công nghệ. Trung Quốc đã đi trước Mỹ trong triển khai 5G. Kể từ năm 2015, số tiền nước này bỏ ra để phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông không dây đã cao hơn Mỹ xấp xỉ 24 tỷ USD (với hơn 400 tỷ USD đang chờ phê duyệt) và xây dựng 350.000 trạm phát sóng di động mới – trong khi phía Mỹ vẫn chỉ có dưới 30.000 trạm mà thôi.

Tham khảo: AbacusNews

Tấn Minh

Trí Thức Trẻ

Add Comment