Tổng hợp những mánh khóe lừa đảo khi mua hàng trực tuyến

Hầu hết nhiều người dùng internet ở Việt Nam đã từng mua hàng trên mạng. Và vài năm gần đây thương mại điện tử phát triển rầm rộ. Lợi dụng điều đó nhiều đó nên tỉ lệ lừa đảo trực tuyến tăng mạnh. Không chỉ người mua hàng bị lừa mà người bán hàng bị lừa cũng rất nhiều.

mua-hang-truc-tuyen
mua-hang-truc-tuyen

Contents

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG BÁN HÀNG LỪA ĐẢO

Các vụ lừa đảo cho thây đa số đối tượng bán hàng lừa đảo là những cá nhân. Để tham gia bán hàng trên các sàn, diễn đàn quy trình khá đơn giản. Ngay từ đầu vào đã rất lỏng lẻo không lựa chọn được những công ty bán hàng uy tín. Lợi dụng khe hở này nhiều cá nhân tham gia bán hàng với mục đích lừa đảo. Hầu hết các vụ lừa đảo xuất phát từ sàn thương mại điện tử hoặc do các cá nhân tự thỏa thuận qua mạng xã hội như Facebook chẳng hạn.

WEBSITE BÁN HÀNG VÀ SẢN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO

Website bán hàng thường do các tổ chức vận hành phục vụ nhu cầu bán hàng trực tuyến. Vài năm gần đây các website này bắt buộc phải đăng ký với bộ công thương. Do đó tỉ lệ lừa đảo ít hơn so với sàn thương mại điện tử.

Sàn thương mại điện tử được lập ra để phục vụ nhu cầu bán hàng của nhiều đơn vị và cá nhân. Việc tham gia bán hàng rất dễ dàng nên tỉ lệ đừa đảo cao.

NHỮNG MÁNH KHÓE LỪA ĐÀO CỦA NGƯỜI BÁN HÀNG

Có rất nhiều chiêu mà người bán hàng có thể áp dụng để lừa đảo. Dưới đây tác giả xin tổng hợp lại để bạn tham khảo. Trong đó phổ biến nhất là hành vi bán hàng giả, hàng nhái.

HÀNG GIẢ, HÀNG NHÁI

Khi cần tham khảo mua một sản phẩm gì đó chắc hẳn bạn sẽ lạc vào ma trận giá. Có hàng nghìn nhà bán hàng bán cùng một sản phẩm. Đi kèm là cũng có hàng trăm mức giá khác nhau. Có những nơi chênh lệch khá lớn. Có khi nhà bán hàng quảng cáo hàng chuẩn mà giá chỉ bằng 1/2 thậm chí 1/3.

Chắc chắn không có chuyện chênh lệch giá quá cao như vậy. Do đó bạn cần tham khảo kỹ thông tin với những nhà bán hàng này. Thực tế cho thấy hầu hết đó là hàng nhái, hàng giả kém chất lượng.

YÊU CẦU KHÁCH HÀNG THANH TOÁN TRƯỚC NHƯNG KHÔNG GIAO HÀNG

Trường hợp khách hàng đã thanh toán nhưng sau đó chủ shop viện đủ lí do để không giao hàng. Sau một thời gian thì mất tăm không cách nào liên lạc được. Cũng có nhiều khách hàng gặp phải tình trạng này. Tất nhiên những shop lừa đảo này đa số là các cá nhân bán hàng.

KHÔNG ĐẶT HÀNG CŨNG VẪN NHẬN ĐƯỢC HÀNG

Thời gian gần đây có nhiều khách hàng phản hồi không đặt hàng nhưng vẫn nhận được hàng. Do người nhà nhận hộ và thanh toán tiền. Vì chủ quen nên người nhà cũng không xác nhận lại thông tin. Đến khi đi làm về mới tá hỏa vì món hàng. Liên hệ với chủ shop không được. Đa số trường hợp này là từ các sàn thương mại điện tử.

NGƯỜI MUA HÀNG PHẢI LÀM GÌ ĐỂ KHÔNG BỊ LỪA

Khi mua hàng trực tuyến bạn nên chọn mua ở những website uy tín. Nếu mua hàng trên các sàn thương mại điện tử thì nên tham khảo thông tin nhà bán hàng, thông tin sản phẩm trước khi quyết định mua hàng.

Yêu cầu được xem hàng trước khi thanh toán. Để tránh tình trạng nhận được món hàng như mong muốn bạn kiểm tra sản phẩm. Nếu đúng sản phẩm bạn đã đặt mua bạn mới thanh toán cho nhân viên giao vận.

NHỮNG MÁNH KHÓE LỪA ĐẢO CỦA NGƯỜI MUA HÀNG

Như đã nói ở trên, người bán bị lừa đảo cũng rất nhiều. Thực tế cho thấy nhiều vụ cướp đã xảy ra. Theo đó người mua hẹn giao hàng ở những nơi vắng vẻ rồi cướp tiền cũng như tài sản của nhân viên giao hàng.

Một số còn hẹn gặp ở những địa điểm nhạy cảm để chiếm đoạt tài sản. Các đây không lâu có trường hợp đặt mua Iphone cho xếp hẹn giao đến công an phường. Người nhận hàng cầm máy mang vào hỏi ý kiến xếp rồi chuồn mất qua cửa sau. Hay có trường hợp giao đến tòa nhà, người mua nhận hàng rồi đi vào tòa nhà lấy tiền để thanh toán. Sau đó thì không liên lạc được.

Add Comment